Thứ Năm, 5 tháng 2, 2015

Vị trí đặt bếp hợp phong thủy



Trong gian bếp, vị trí quan trọng nhất là vị trí đặt bếp đun nấu. Nguyên tắc phong thủy học về vị trí này là “tọa hung hướng cát". Khi đặt bếp đun nên tuân theo một số nguyên tắc: 

1. Bếp không nên đặt ở trước hoặc dưới cửa sổ. Phong thủy nhà bếp cho rằng làm như vậy là gia đình “không có chỗ dựa vững chắc”. Thật ra thì nếu đặt bếp trước hay phía dưới cửa sổ, thì gió mưa, bụi bậm từ ngoài dễ tạt vào làm bẩn đồ ăn thức uống đang đun nấu.


2. Bếp đun không nên đặt dưới xà ngang. Nói chung trong nhà đều kỵ hượng tượng xà ngang đè trên đầu, bếp đun cũng không ngoại lệ. 

3. Bếp đun không nên liền kề với bể nước, máng nước. Bếp đun là hỏa, nước là thủy, thủy thì khắc hỏa. 

4. Bếp đun không nên đặt quá gần tủ lạnh. Bởi hơi nóng từ bếp phả ra xộc tới tủ lạnh, không có lợi cho việc bảo quản thực phẩm, gây tốn điện năng. Dù bếp có diện tích hẹp cũng nên kê xa nhau một chút.

5. Bếp đun không nên đối diện với cửa ra vào của gian bếp. Bếp đun là nơi cung cấp 3 bữa ăn hàng ngày cho gia đình. Mà phong thủy nhấn mạnh rằng “thứ ăn được là lộc của trời”, có nghĩa bếp là nơi chứa của cải trong gia đình. Nếu bếp đun đặt đối diện với cửa có nghĩa là lộ tài, nhà sẽ mất hết tài lộc.

6. Bếp đun không được đối diện với ban công. Ban công vốn là nơi hứng ánh nắng mặt trời, nếu ở gần bếp thì sức nóng tỏa ra càng vượng. Hư hỏa bốc lên dễ làm giảm tốc độ trao đổi chất trong cơ thể, làm cho quá trình tuần hoàn sinh lý trong cơ thể giảm đi.

Trang trí nhà bếp



Về mặt phong thủy, gian bếp lấy Hỏa làm chủ nên dương khí mạnh. Bởi vậy khi trang trí gian bếp nên dùng các vật liệu và màu sắc nặng về âm hơn. 

Gam màu trong gian bếp nên lấy nhạt làm chính, như màu trắng làm cho không gian thêm thoáng đãng; màu xám nhũ bạc hiện đại cũng có thể sử dụng; màu nâu xám làm chủ đạo cũng có người ưa dùng; màu xám hoặc màu mật ong nhạt cũng trang nhã; nhưng tốt nhất là màu nâu nhạt.


Nhưng, màu sắc gian bếp cũng không nên tạo cảm giác thiên về âm quá. Bởi gian bếp là nơi luôn dùng tới nước (thủy) mà nước thuộc âm.

Gian bếp nên lựa chọn màu ấm điểm xuyết để làm tăng không khí ấm áp, tốt lành cho gia đình. Ví như màu lam da trời tăng tính thoáng đãng lãng mạn, tạo cảm giác nhẹ nhõm mát mẻ; màu xanh lục tăng tính hoạt bát tiến lên, màu vàng tràn đầy ấm áp trong nhiệt tình, màu phớt hồng cũng được nhiều người ưa thích. Màu bếp cũng nên hòa hợp với người nội trợ thường xuyên làm việc nơi bếp núc.

Phong thủy học cũng rất chú trọng về mặt chiếu sáng trong gian bếp. Gian bếp nói chung là u ám, ẩm thấp, không phù hợp với phong thủy, và cũng không phù hợp với nguyên tắc vệ sinh hiện đại. Vậy nên gian bếp nên được chiếu sáng bằng đèn ống mang ánh sáng tự nhiên. Đèn ống vừa sáng lại vừa tiết kiệm điện vậy nên là lựa chọn hàng đầu. 

Trong gian bếp ngoài chiếu sáng cơ bản, còn cần có đèn chiếu sáng cục bộ, không nên tạo hiện tượng “sấp bóng” ở bất kỳ chỗ nào, nếu cần còn phải bố trí đèn chiếu sáng cục bộ, dùng xong tắt ngay. Ngoài ra, trong bố trí gian bếp không tránh khỏi tồn tại những góc chết, góc tối như nóc chạn treo, góc tường phía dưới bể nước… Phong thủy nhà bếp nên tuân theo nguyên tắc thoáng đãng sáng sủa. Mà những chỗ không được để ý thường tích bụi bẩn, gián chuột và là nơi nuôi dưỡng khuẩn bệnh, ảnh hưởng tới sức khỏe mọi người trong gia đình. Bởi vậy bài trí gian bếp không nên tạo nhiều góc khuất, và cần phải dọn dẹp định kỳ.

Một vài lưu ý về phong thủy nhà bếp



Phong thủy học cho rằng nhà bếp không sạch sẽ dễ làm cho chủ nhà ốm yếu. Suy xét từ góc độ vệ sinh hiện đại cũng tương tự như vậy. Gian bếp là nơi chế biến thực phẩm, nếu gia đình không chú ý sự sạch sẽ của gian bếp, gây ô uế nặng thì dễ sinh sôi khuẩn bệnh, dẫn tới các bệnh đường ruột cho người ăn.

Ngoài ra, nếu tình hình vệ sinh bếp núc không tốt, còn ảnh hưởng tới tinh thần tình cảm của người đứng chế biến, xào nấu thức ăn. Đứng làm việc trong môi trường bẩn thỉu, chật chội lộn xộn, tình cảm luôn bức xúc, khó chế biến được đồ ăn đẹp mắt, ngon miệng, như vậy sẽ ảnh hưởng tới cảm giác thèm ăn, ảnh hưởng xấu tới tình cảm và sức khỏe của nhà.


Bên cạnh việc dọn dẹp sạch sẽ, người nội trợ có thể cảm thấy dễ chịu nhờ cải tại phong thủy nhà bếp bằng cách sau đây:

1. Tường gian bếp nên trát, ốp bằng vật liệu khó bám dầu mỡ, dễ lau chùi như ốp gạch men sứ, ngoài ra tường còn có khả năng chống thấm, chống cháy, chống biến dạng do nhiệt độ cao. Khói muội dầu mỡ trong gian bếp rất nhiều, nhất là khi xào, quay, rán, nên bếp phải thoáng đãng thoát khí hoặc lắp đặt bộ hút khói ra ngoài.

2. Trong gian bếp, bên cạnh lắp đặt bộ hút khói, nên lắp cả đặt quạt thông gió để trao đổi khí với bên ngoài hoặc xây cửa sổ, đảm bảo bếp luôn được thoáng đãng, sạch sẽ.

3. Gian bếp thường là nơi chứa đồ tạp nhiều nhất trong nhà, khi thu gom cất giữ phải nghĩ tới tính thực dụng và tính an toàn. Với những thứ linh tinh không cần thiết cần phải được thu dọn và vứt bỏ triệt để, tuyệt đối bếp không kiêm nhiệm kho phế thải.

4. Đồ dùng làm bếp nên làm bằng vật liệu chống dầu mỡ, đặt biệt biệt là chức năng chống chuột gián, kiến mối, vi khuẩn. Ngoài ra, bếp hiện đại nên trang bị tủ chống độc, thiết bị nghiền vụn rác thực phẩm.
Trong quá trình thực thi cụ thể, chỉ cần bạn nắm vững những lưu ý trên sẽ khiến gian bếp của bạn càng tốt đẹp hơn, sạch sẽ hơn, trở thành đắc địa về mặt phong thủy.