Khí không giống với không khí theo khoa học hiện
đại. Trong phong thủy, khí là một khái niệm vô cùng trừu tượng, được dùng để giải
thích cho nguyên nhân hình thành của vạn vật trong trời đất. Con người sống là
do khí hội tụ, khí tán thì chết. Khí là do âm dương kết hợp, khí thổi đi là
gió, bay lên thành mây, rơi xuống là mưa, mưa rơi xuống đất, rồi lại tiếp tục,
sinh khí từ đây bay lên lại thành gió.
Trong “Cổ bản táng kinh” có đoạn viết có thể
coi là cương lĩnh của phong thủy: “Mai táng là để nhận khí. Khí âm dương, thổi
đi sẽ thành gió, bay lên cao sẽ thành mây, rơi xuống thành mưa, di chuyển trong
đất là sinh khí, khí di chuyển trong đất, phát lên mà sinh ra vạn vật. Thân thể
của con người được nhận từ cha mẹ, hài cốt được khí, cơ thẻ con cháu sẽ nhận
phúc. Nên sống là sự tích tụ của khí, kết tụ mà thành xương, đến chết chỉ còn
xương lưu lại. Nên mai táng là nguyên lý đưa khí quay trở lại trong xương, để
sinh ra phúc ấm. Kinh có câu: Khí cảm mà ứng, linh hồn ban phúc cho người. Nên
núi Đồng Sơn sườn phía tây sạt lở, chuông linh ở phía đông cũng kêu theo. Cây cối
đâm chồi vào mùa xuân, hạt dẻ cũng nảy mầm trong nhà. Khí vận hành trong lòng đất,
vận hành theo thế của đất, dừng lại tại chỗ dừng của thế. Mạch chính tại núi
non, mạch nhánh tại gò đống, khí nương theo đó. Kinh có câu: Khí gặp gió thì tản
mát, gặp nước thì tụ lại. Người xưa tại chỗ tụ thì khiến nó không tản mát, tại
chỗ đi thì khiến nó dừng lại”.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét